Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2022

Phân tích lợi ích của TMĐT đối với ngành Dược


Phân Tích Lợi Ích Của TMĐT Đối Với Ngành Dược:

- Giúp cho mọi người được tiếp cận được 1 cách khách quan đa dạng; đối chiếu các sàn với nhau về chất lượng, giá cả cạnh tranh.

 - Cung cấp hóa đơn chứng từ hợp pháp cho các cơ quan nhà nước( hóa đơn đỏ điện tử).



- Tìm kiếm được nhiều mặt hàng( hàng hóa) thông qua mạng internet mà ko cần tìm kiếm trực tiếp qua trình dược viên hay chợ thuốc. Ngồi tại nhà cũng có thể tìm thêm được nhà cung cấp.

https://www.googleadservices.com/pagead/aclk?sa=L&ai=DChcSEwjWsIqQiNX5AhVCy5YKHXxvDKAYABAAGgJ0bA&ohost=www.google.com&cid=CAESa-D2wXnYgw8UCoBFrTn5LJ-Y9mI96api9o0f3RdqAt6NNarCVuMmhI82IzU7QbVO5G7QL-L_5wJcGCawkJu-A7wtcFAb3x7ZtGNCbhcqfohM1ct5LUbtt1yJijb7hbi4bubJ_duXLi8dRg13&sig=AOD64_01rbR-Eil-tFIDdqs9qnmPTQ_9jw&q&adurl&ved=2ahUKEwi1kYKQiNX5AhXsmFYBHczVDhAQ0Qx6BAgDEAE

Ví dụ: Vào trang chợ thuốc sỉ hoặc chợ thuốc Hapu ta có thể tìm đc mặt hàng mình cần tìm, biết đc luôn giá cả mà không phải hỏi ở đâu đắt rẻ, tình trạng hàng hóa còn hay hết.

- Thêm nhiều khách hàng mới ở xa từ mạng xã hội như zalo, facebook, lazada, shopper bằng cách đăng sản phẩm của nhà thuốc mình lên đó để khách hàng lựa chọn sản phẩm. Sau đó mình giao hàng cho khách thông qua viettelpost, giao hàng tiết kiệm...

Ví dụ: nhà thuốc e đang làm có đăng bài bán hàng trên shopper, trên zalo, trên facebook, nhà thuốc có website riêng. Phần lợi nhuận thu được từ kênh bán hàng online chiếm 30% doanh thu của cả hệ thống. Mỗi tháng có thêm 20-30 khách hàng mới từ kênh bán hàng online.

- Giúp chúng ta quản lý được hàng hóa của mình có trong nhà thuốc. Ví dụ như quản lý số lô, hạn dùng, số đăng ký. Để khi có mặt hàng nào gần hết hạn ta có thể để ý bán trước, hoặc mặt hàng nào có số đăng ký bị thu hồi thì ta có thể biết được để không bán cho khách hàng. Hay mặt hàng nào gần hết hàng thì ta có thể dự trù để lấy hàng.

Ví dụ: thực tế tại nhà thuốc em làm sử dụng phần mềm kiotviet, quản lý hơn 4 nghìn mặt hàng cho chuỗi 3 cửa hàng. Từ khi áp dụng phần mềm vào kinh doanh thì cửa hàng không bị thất thoát hàng hóa, không để hàng hóa bị hết hạn (mất tiền)

- Giúp nhà thuốc lưu trữ thông tin khách hàng để phục vụ khi có khiếu nại của khách, hoặc việc chăm sóc khách hàng thường xuyên( giữ chân khách hàng quay lại nhà thuốc thường xuyên hơn).


Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2022

Quy định những sản phẩm được đăng tải và không được đăng tải trên website của Ngành Dược.

 BÀI 3:NHỮNG SẢN PHẨM CỦA NGÀNH DƯỢC ĐƯỢC ĐĂNG TẢI  VÀ KHÔNG ĐƯỢC ĐĂNG TẢI TRÊN WEBSITE.

Trích theo thông tư hợp nhất 05/TTHN-BYT ngày 4/10/2013 hướng dẫn hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc.

Điều 3.Chương 1: Điều kiện chung về thông tin, quảng cáo thuốc
1. Chỉ đơn vị đăng ký thuốc được đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thuốc do mình đăng ký. Trường hợp đơn vị đăng ký thuốc muốn ủy quyền cho đơn vị khác đăng ký hồ sơ thông tin, quảng cáo thì phải có văn bản ủy quyền. Đơn vị được ủy quyền phải là đơn vị có tư cách pháp nhân hợp pháp.
2. Thuốc đã được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam được thông tin, quảng cáo theo quy định tại Thông tư này. Thuốc chưa được cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam nhưng đã được phép lưu hành ở nước khác chỉ được thông tin cho cán bộ y tế thông qua hội thảo giới thiệu thuốc.
3. Nội dung thông tin, quảng cáo thuốc phải bảo đảm tính khoa học, khách quan, chính xác, trung thực, rõ ràng và không được gây hiểu lầm.
4. Tiếng nói và chữ viết dùng trong thông tin, quảng cáo là tiếng Việt, trừ trường hợp từ ngữ đã được quốc tế hóa hoặc thương hiệu, từ ngữ không thay thế được bằng tiếng Việt.
5. Cỡ chữ bé nhất trong thông tin, quảng cáo phải đủ lớn để có thể nhìn thấy trong điều kiện bình thường nhưng không được bé hơn cỡ chữ tương đương cỡ 11 VnTime.

6. Đơn vị thông tin, quảng cáo thuốc phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính pháp lý những thông tin đã cung cấp trong các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc của mình.

Điều 5.Chương 1:  Hành vi nghiêm cấm
1. Quảng cáo thuốc kê đơn; vắc xin, sinh phẩm y tế dùng để phòng bệnh; thuốc không phải kê đơn nhưng được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền khuyến cáo bằng văn bản sử dụng hạn chế hoặc sử dụng có sự giám sát của thầy thuốc.
2. Thông tin, quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và các sản phẩm không phải là thuốc với nội dung không rõ ràng có thể khiến người tiêu dùng hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

3. Sử dụng lợi ích vật chất hay tài chính dưới mọi hình thức để tác động tới thầy thuốc, người dùng thuốc nhằm thúc đẩy việc kê đơn, sử dụng thuốc.
4. Lợi dụng số đăng ký cho phép lưu hành thuốc của Cục Quản lý dược, của cơ quan quản lý dược phẩm nước khác để quảng cáo thuốc.
5. Sử dụng danh nghĩa, biểu tượng, hình ảnh, địa vị, uy tín, thư tín của tổ chức y, dược, của cán bộ y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo, khuyên dùng thuốc.
6. Lợi dụng hình thức thầy thuốc hướng dẫn cách phòng bệnh, chữa bệnh hoặc hướng dẫn sử dụng thuốc bằng các bài viết trên báo, bằng các chương trình phát thanh, truyền hình để quảng cáo thuốc.
7. Sử dụng các loại kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa đủ cơ sở khoa học, chưa đủ bằng chứng y học để thông tin, quảng cáo thuốc.
8. Lợi dụng kết quả kiểm nghiệm, các chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền cấp, huy chương do hội chợ triển lãm cấp cho sản phẩm và/hoặc đơn vị để quảng cáo thuốc.

9. Thông tin, quảng cáo thuốc có nội dung không phù hợp với thuần phong, mỹ tục Việt Nam; lạm dụng hình ảnh động vật hoặc các hình ảnh khác không liên quan để thông tin, quảng cáo thuốc gây ra cách hiểu sai cho người sử dụng.
10. Phát hành cho công chúng tài liệu thông tin thuốc cho cán bộ y tế.
11. Dùng câu, chữ, hình ảnh, âm thanh gây nên các ấn tượng kiểu sau đây cho công chúng:
a) Thuốc này là số 1, là tốt hơn tất cả;
b) Sử dụng thuốc này là biện pháp tốt nhất;
c) Sử dụng thuốc này không cần có ý kiến của thầy thuốc;
d) Thuốc này hoàn toàn vô hại, không có tác dụng phụ, không có chống chỉ định.
12. So sánh với ý đồ quảng cáo thuốc của mình tốt hơn thuốc, hàng hóa của tổ chức, cá nhân khác.
13. Quảng cáo, thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 3, Điều 9 tại Thông tư này) các thuốc chưa được cấp số đăng ký hoặc số đăng ký hết hiệu lực.
14. Thông tin (trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Thông tư này), quảng cáo thuốc khi chưa nộp hồ sơ đăng ký thông tin, quảng cáo thuốc tại cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; thông tin, quảng cáo thuốc không đúng với nội dung đã đăng ký; thông tin, quảng cáo thuốc đang trong thời hạn xem xét, giải quyết hồ sơ theo quy định.

Điều 19.Mục 3. Chương 2: Các loại thuốc được quảng cáo
1. Thuốc thuộc Danh mục thuốc không kê đơn do Bộ Y tế ban hành và có số đăng ký đang còn hiệu lực được quảng cáo trên sách, báo, tạp chí, tờ rơi, báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo, pano, áp phích băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác và trên các phương tiện quảng cáo khác.
2. Thuốc được Bộ Y tế cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam, có hoạt chất chính nằm trong danh mục hoạt chất thuốc được đăng ký quảng cáo trên phát thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành được quảng cáo trên phát thanh, truyền hình.

Điều 21.Mục 3. Chương 2: Nội dung quảng cáo thuốc
1. Nội dung quảng cáo thuốc phải phù hợp với các tài liệu sau đây:
a) Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc đã được Bộ Y tế (Cục Quản lý dược) phê duyệt.
b) Chuyên luận về thuốc đó đã được ghi trong Dược thư Quốc gia hoặc trong các tài liệu về thuốc đã được quốc tế công nhận.
2. Nội dung quảng cáo thuốc trên sách báo, tạp chí, tờ rơi, bảng, biển, pano, áp phích, băng rôn, vật thể phát quang, vật thể trên không, dưới nước, phương tiện giao thông, vật thể di động khác phải có đủ các thông tin sau:
a) Tên thuốc: là tên trong quyết định cấp số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
b) Thành phần hoạt chất:
– Đối với thuốc tân dược: Dùng tên theo danh pháp quốc tế;
– Đối với thuốc có nguồn gốc dược liệu: Dùng tên theo tiếng Việt (trừ tên dược liệu ở Việt Nam chưa có thì dùng theo tên nguyên bản nước xuất xứ kèm tên Latinh).
c) Chỉ định;
d) Cách dùng;
đ) Liều dùng;
e) Chống chỉ định và/hoặc những khuyến cáo cho các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người đang cho con bú, trẻ em, người già, người mắc bệnh mãn tính;
g) Tác dụng phụ và phản ứng có hại;
h) Những điều cần tránh, lưu ý khi sử dụng thuốc;
i) Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất thuốc. (Có thể thêm tên, địa chỉ nhà phân phối);
k) Lời dặn “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”;
l) Cuối trang đầu của tài liệu quảng cáo thuốc phải in:
– Số Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc của Cục Quản lý dược: XXXX/XX/QLD-TT, ngày… tháng… năm;
– Ngày… tháng… năm… in tài liệu.
Đối với những tài liệu gồm nhiều trang phải đánh số trang, ở trang đầu phải ghi rõ tài liệu này có bao nhiêu trang, phần thông tin chi tiết về sản phẩm xem ở trang nào.

Điều 23.Mục 3. Chương 2: Quảng cáo thuốc trên báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo.
1. Đơn vị kinh doanh thuốc chỉ được quảng cáo thuốc mà đơn vị đó kinh doanh trên website hợp pháp của mình. Không được phép quảng cáo thuốc mà mình không kinh doanh.
2. Đơn vị kinh doanh thuốc hoặc đơn vị được ủy quyền chỉ được quảng cáo thuốc trên website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo khi đơn vị làm dịch vụ quảng cáo có giấy phép cung cấp dịch vụ thông tin Internet (ICP) của Bộ Thông tin và Truyền thông và giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật.
3. Việc quảng cáo thuốc trên báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo phải thực hiện ở một chuyên mục riêng. Chuyên mục này phải ghi rõ: “Trang dành riêng cho quảng cáo thuốc” và dòng chữ này phải in đậm với cỡ chữ to hơn cỡ chữ bình thường và liên tục xuất hiện ở đầu trang.
4. Nội dung quảng cáo trên báo điện tử, website của doanh nghiệp, website của đơn vị làm dịch vụ quảng cáo:
a) Quảng cáo thuốc trên website phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 21 của Thông tư này. Việc quảng cáo thuốc dưới hình thức này phải riêng biệt, không được quảng cáo chồng chéo hoặc xen kẽ nhiều thuốc cùng một thời điểm để tránh hiểu lầm;
b) Quảng cáo thuốc trên website dưới dạng videoclip phải đáp ứng quy định tại Điều 22 của Thông tư này.
5. Các đơn vị đã được cấp Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký quảng cáo thuốc theo các hình thức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 20 của Thông tư này có thể sử dụng nội dung quảng cáo đã được chấp thuận để quảng cáo trên Website, đúng với nội dung quảng cáo đã đăng ký với Cục Quản lý dược.

Điều 25. Mục 3. Chương 2: Các chỉ định không được đưa vào nội dung quảng cáo thuốc.
Các thuốc khi quảng cáo không được đưa vào nội dung chỉ định sau:
1. Chỉ định điều trị bệnh lao, bệnh phong.
2. Chỉ định điều trị bệnh lây qua đường tình dục.
3. Chỉ định điều trị chứng mất ngủ kinh niên.
4. Các chỉ định mang tính kích dục.
5. Chỉ định điều trị bệnh ung thư, bệnh khối u.
6. Chỉ định điều trị bệnh đái tháo đường hoặc các bệnh rối loạn chuyển hóa khác tương tự.

WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

 BÀI 2: WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

1.Định nghĩa: 

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định rõ khái niệm về Website thương mại điện tử như sau: Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng.

2.Phân loại:

Website thương mại điện tử được phân làm 02 loại:

  • Website thương mại điện tử bán hàng.
  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
2.1: Website thương mại điện tử bán hàng.
2.1.1. Khái niệm.
Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử quy định rõ khái niệm về Website thương mại điện tử như sau:
Website thương mại điện tử bán hàng là website thương mại điện tử do các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình. 

2.1.2: Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.

Các thương nhân, tổ chức, cá nhân được thiết lập website thương mại điện tử bán hàng nếu đáp ứng các điều kiện sau:
  • Là thương nhân, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ phù hợp hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân.
  • Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
  • Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng theo quy định.

2.1.3:Thủ tục thông báo thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.

Theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử,  phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website
2.2: Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
 2.2.1. Khái Niệm :
-Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là website doanh nghiệp lập ra cho phép các cá nhân, công ty khác giới thiệu và bán các sản phẩm do họ kinh doanh trên website này. Ví dụ: https://shopee.com, https://tiki.vn, https://lazada.vn....
  - Website này cần phải đăng ký với Bộ Công Thương, và có logo xác nhận màu đỏ.
  - Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử đã đăng ký với bộ công thương.

2.2.2:Điều kiện thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Thương nhân, tổ chức được thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
  • Là thương nhân, tổ chức có ngành nghề kinh doanh hoặc chức năng, nhiệm vụ phù hợp.
  • Có website với tên miền hợp lệ và tuân thủ các quy định về quản lý thông tin trên Internet.
  • Có đề án cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ các nội dung sau:
    • Mô hình tổ chức hoạt động, bao gồm hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động xúc tiến, tiếp thị dịch vụ cả trong và ngoài môi trường trực tuyến;
    • Cấu trúc, tính năng và các mục thông tin chủ yếu trên website cung cấp dịch vụ;
    • Phân định quyền và trách nhiệm giữa thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với các bên sử dụng dịch vụ.
  • Đã đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và được Bộ Công Thương xác nhận đăng ký theo quy định.

2.2.3:Thủ tục đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.

Hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu sau:
  • Đơn đăng ký thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Bản sao quyết định thành lập (đối với tổ chức), Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép đầu tư (đối với thương nhân);
  • Đề án cung cấp dịch vụ theo quy định;
  • Quy chế quản lý hoạt động của website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
  • Cơ chế xử lý, thời hạn xử lý khi nhận được phản ánh về hành vi kinh doanh vi phạm pháp luật trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
  • Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ, các điều kiện giao dịch chung, nếu có;
  • Các tài liệu khác do Bộ Công Thương quy định.
Việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được Bộ Công Thương thực hiện trực tuyến tại Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử tại địa chỉ www.online.gov.vn.

BÀI VIẾT CHUẨN SEO TRÊN WEBSITE

Bài 1: Bài viết chuẩn SEO trên  Website.

Bước 1: Xác định từ khóa chính và từ khóa phụ.

  •   Mỗi 1 Page trên website (Home, category, post, tags, pages) sẽ phụ trách 1 và chỉ 1 cụm từ khoá chính duy nhất, đại diện cho nhu cầu tìm kiếm chi tiết của kháchhàng.
  •    Khách hàng thường tìm kiếm đa dạng, dài ngắn khác nhau, nhất là trong tiếng Việt với rất nhiều từ “thêm nếm”, vì vậy ngoài từ khoá chính, mỗi Page sẽ SEO thêm được vài từ khoá phụ nữa. (VD: cách viết bài, viết bài …)

Bước 2: Tìm kiếm tài liệu( hình ảnh, video,...)




  •  Nên chuẩn bị ảnh và video minh hoạ trước khi viết bài.

Bước 3: Cấu trúc bài viết chuẩn SEO.

  • Đầu tiên bạn cần Nghiên cứu từ khóa chính và chọn chủ đề của bài viết
  • Viết thẻ tiêu đề ( title) chứa từ khóa cần SEO
  • Viết thẻ mô tả ( meta description) chứa từ khóa
  • Xây dựng cấu trúc bài viết chuẩn SEO ( tham khảo top 10 đối thủ top cao)
  • Viết bài, đăng bài và tối ưu hóa bài chuẩn SEO
  • Chia nhỏ bài viết qua các thẻ H1, H2, H3 và các thẻ heading chứa từ khóa hoặc từ khóa liên quan
  • Sử dụng định dạng soạn thảo: in đậm, nghiêng các từ khóa liên quan đến từ khóa chính
  • Đảm bảo mật độ từ khóa trong content 3%
  • Tối ưu image chuẩn SEO: thẻ ALT image chứa từ khóa chính, thẻ caption image chứa từ khóa SEO
  • Tối ưu internal link (tới bài viết liên quan trong website) và external link từ trang uy tín
  • Kiểm tra thật kỹ bài viết trước khi xuất bản.


Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2022

Thông tin tác giả

 Thông tin tác giả:

Họ và tên                   : TRẦN VĂN QUANG

Ngày tháng năm sinh: 02/01/1993

Mã sinh viên:            :  2200050

Lớp                            : Dược16A- K14.

Địa chỉ                       : Số nhà 22/4-Ngõ 50- Tổ 9- P.Phú Khánh - TP Thái Bình

SĐT                           : 0383.483.777

Quá trình công tác:

   1: Học tập cấp 1-2-3 tại Xã Thuy An- Huyện Thái Thụy- Tỉnh Thái Bình.

   2: Từ năm 2011- 2013: Đi nghĩa vụ Quân sự tại Phú Quốc- Kiên Giang.

   3: Từ năm 2013-2015: Học trung cấp Dược tại trường Cao đẳng y tế Thái Bình.

   4: Từ Năm 2016-2019: Học Cao đẳng dược Asean tại Hưng Yên.

   5: Hiện tại đang theo học Dược tại trường Đại Học Thành Đô Kì 1.

Quá trình làm việc: 

  1: Từ năm 2016-2019: Nhân viên kinh doanh tại Công ty CPTM và VTYT Khải Hà chi nhánh Hà Nội.

  2: Từ năm 2019 đến nay: Nhân viên kinh doanh của Tập Đoàn Merap.

Sở Thích:

- Tham gia hoạt động công ích, từ thiện, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn.

- Hoạt động thể dục, thể thao.

- Trong quá trình công tác cũng đạt được 1 số thành tựu đáng kể nhất là giải " Đại Bàng" .


Trân trọng cảm ơn mọi người đã dành thời gian xem qua CV của tôi!




Báo cáo môn học Thương Mại Điên Tử